Hỗ Trợ Trực Tuyến
 tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Tour Du Lịch Phổ biến

GIỚI THIỆU VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông huyền thoại, đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL), phía nam Việt Nam rộng 40.000 km2  với hơn 17,5 triệu dân gồm 13 tỉnh và thành phố. Phía Bắc giáp TP.Hồ Chí Minh, Tây giáp Vịnh Thái Lan và Campuchia. Ba mặt Đông, Nam, Tây Nam được biển bao quanh với chiều dài hơn 700km.
ĐBSCL là  một vùng ấm áp (trung bình 28oC) chế độ nắng cao (2.226 - 2.709 giờ nắng/năm) và ổn định. ĐBSCL hiện là vựa lúa khổng lồ của cả Việt Nam, hằng năm đóng góp 50% sản lượng lúa,90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy hải sản và 70% sản lượng trái cây của cả nước, trở thành 1 trong 3 vùng kinh tế lớn của Việt Nam.
Sông Mê Kông dài 4.200km, bắt nguồn từ những đỉnh núi quanh năm tuyết phủ của cao nguyên Tây Tạng có 2 nhánh đổ vào đồng bằng Nam bộ là sông Tiền và sông Hậu. Vùng hạ lưu sông Mê Kông Việt Nam có hơn 1.200 loài thủy sản trong đó hơn 600 loài có giá trị kinh tế, tập trung ở hai họ cá Chép (Cyprinidae) và họ cá Tra (Pangacilidae), sản lượng ước tính lên tới 2 triệu tấn/ năm của sông Mê Kông chảy qua hơn 460 tỷ m3, vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa, gấp 7 - 8 lần khối lượng phù sa sông Hồng giúp đồng bằng ngày thêm trù phú màu mỡ.

ĐBSCL là một vùng đất mênh mông sông nước, kênh rạch chằng chịt. Hơn 700 km bờ biển, khoảng 28.000 km sông ngòi , hàng ngàn kilomét kinh đào với hàng trăm cù lao xanh bồng bềnh trên sông nước cùng chín cửa sông như chín miệng con rồng tạo sự thuận lợi cho tour du thuyền kết hơp thuyền chèo sâu vào kênh rạch..

Chợ nổi (ngã 7, Phụng Hiệp - Hậu Giang; Cái Răng - Phong Điền - Cần Thơ; Cái Bè - Tiền Giang...) hình thành cả trăm năm qua chính là cái "hồn" là sự thăng hoa của văn minh sông nước trời Nam. Một khoảng không gian sống động bởi những đoàn ghe tàu chất đầy sản vật miệt vườn tự về  một điểm hàng ngàng chiếc "bẹo" (cây sào dài cắm trên ghe thuyền có treo các món hàng cần bán) tòn ten ngay mũi thuyền mời gọi khách thương hồ. Người mua kẻ bán đều đi lại bằng thuyền giữa khoảng trời nước bao la. Một bức tranh sinh hoạt thôn quê Nam bộ rất đặc trưng  và cả một nền "văn hóa ghe xuồng" phong phú với xuồng ba lá, ghe bầu, tam bản, tắc rán,ghe cào, ghe đáy, ghe câu...
Châu Thổ Sông Cửu Long nguyên sơ, hoang dã, sống động hơn vào mùa nước nổi. Đợt lũ đầu tiên trong năm vào khoảng tháng 6 tháng 7, đỉnh lũ vào tháng 9 tháng 10  nhưng nước lũ chỉ dâng từ từ. Mùa nước nổi, những cáhh đồng ngập nước trắng xóa bên màu vàng rực của bông điển điển nở tràn mặt nước, xa xa là những chiếc thuyền con bình thản buông câu thả lưới...

Miệt vườn kỹ thuật làm vườn ở đây được chứng minh với 2000 giống lúa và trên 130 năm trươc, gạo tròn /Gò Công hay gạo dài Vĩnh Long đã thay mặt cho cả nước mở đường "Tây du" sớm nhất. Cái Mơn, Chợ Lách tại ba dải cù lao: Cù Lao An, cù lao Minh, Cù Lao Bảo của Bến Tre) ,có nghề chiết, tháp cây ăn trái nổi tiếng . Vườn kiểng đặc biệt kiểng thú theo con giáp của các năm âm lịch , sáng tạo đặc biệt của miệt vườn  châu thổ bởi các nghệ nhân nuôi và uốn với những đường nét, quan niệm thẩm mỹ riêng biệt,khác lối uốn kiểng của người Trung Hoa, của Miền Trung hoặc Miền Bắc.
ĐBSCL  vùng đất đa dạng sinh thái sản vật giàu có. Du Khách khi ngồi tắc ráng xuyên qua Đồng Tháp Mười rộng 700.000 ha khám phá vùng đất ngập nước hoang dã  thâm nhập miền sinh thái rừng ngập mặn cà mau tương tự như miền cửa sông Amazon; rừng tràm U Minh bạt ngàn xa tắp. ĐBSCL "đất lành chim đậu", nhất là các loài chim di trú. Bảy khu vực sinh sản lớn của các loại diệc, cò vằn, cò trắng và vạc đã được phát hiện; loài sếu mỏ đỏ Phương Đông hội về Tam Nông - Đồng Tháp; khu bảo tồn tràm chim có 92 loài chim được xác định , rừng U Minh có 81 loài chim và hàng chục sân chim ; chim cò chiều chiều chao nghiêng cả khoảng trời xanh.
Biển Ba Động - Trà Vinh, Khai Long - Mũi Cà Mau ... có vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ suốt năm ngạp tràn ánh nắng. Biển Hà Tiên, đặc biệt Phú Quốc - Kiên Giang, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan là đặc ân của tạo hóa dành tặng riêng cho châu thổ oằn nặng phù sa.
ĐBSCL là nơi hội tụ, giao thoa văn hóa của 4 dân tộc Việt,Khmer, Hoa, Chăm tiếp nối nền văn hóa Óc Eo dấu ấn Phù Nam một thời lừng lẫy và rất hấp dẫn cho những chuyến du lịch khám phá văn hóa,phong tục,tín ngưỡng. Cư dân nơi đây không sống khép kín trong lũy tre làng mà là không gian "mở" , trải dài theo sông rạch ghóp phần tạo nên bản tính đôn hậu , phóng khoáng, trọng đạo nghĩa, thân thiện, hiếu khách "Tứ hải giai huynh đệ"
Vọng cổ, cải lương là loại hình nghệ thuật độc đáo , đặc trưng chỉ có ở mảnh đất phương Nam. Đã hơn 80 năm rồi mà bản "Dạ cổ hoài lang" vẫn làm đắm say lòng người bởi tính nhân văn cao cả :"Từ là từ phu tướng/Bảo kiếm sắc phong lên đàng/Vào ra luống trông tin chàng/Năm canh mơ màng/Em luống trong tin chàng/Ôi gan vàng quặn đau" Bên những ngôi đình Việt cổ xưa là đền chùa người Hoa, Thánh đường Hồi Giáo của người chăm Islam lộng lẫy bằng vòm cao dáng củ hành trầm mặc bên dòng Châu Giang . Những mái chùa Khmer hệ Phật giáo tiểu thừa rực rỡ sắc màu, cong vút với hình tượng chim thần KrudGaruda, rắn thần Naga chạm khắc cực kỳ tinh xảo. Cồn Phụng (Bến Tre) là "thánh địa" của đạo Dừa với sân rồng, tòa tháp. Tây An cổ tự trong dãy Thất Sơn huyền bí (An Giang) là nơi thờ tự người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ... Trong hàng trăm ngôi nhà cổ bên dòng Mê Kông có nhà cổ năm gian hai mái 130 tuổi tại Bình Thủy (Cần Thơ).
ĐBSCL, vùng đất của lễ hội, lệ Thanh minh tảo mộ ông bà tổ tiên , thu hút cả người Hoa, người Việt. Người Chăm có lễ hội Hát Gi, Ramadan, người Khmer rộn ràng tiếng nhạc Ngũ âm trong lễ Cholchnam Thmay , Đôn Ta, Ooc - ombok, Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, Đua bò bảy núi (An Giang) , lễ nghinh ông vùng ven biển ...Bản sắc văn hóa của Cha Ông được lưu giữ bởi hàng trăm làng nghề. An Giang có dệt thổ cẩm của người Chăm, người Khmer; làng nổi cá bè cả trăm tuổi. Phú Quốc "đệ nhất" nước mắm cá cơm, hồ tiêu. Sóc Trăng có nghề dệt chiếu. Rượu nếp lức - Gò Đen - Long An lừng danh khắp xứ. Bánh tráng Lương Hòa (Trà Vinh) , làng đóng ghe xuồng Ngã Bảy (Hậu Giang), xóm lưới Thơm Rơm, lọp tép Thới Long (Cần Thơ)...
Lẩu mắm Châu Đốc "kỳ thú phương Nam" sành điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau đồng nội như: cù nèo,tai tượng,càng cua,bông so đủa,bông điên điển...Thịt kho nước dừa, canh chua cá lóc,cá lóc nướng trui,rắn nướng lèo,mắm kho,chuột đồng rô ti,lươn hấp trái bầu,cá rô kho tộ,cá bông dừa kho tiêu,hủ tiếu Mỹ Tho,tôm lụi Bạc Liêu,nấm tràm Phú Quốc,Tunglomo (Lạp xưởng bò trộn cơm nguội), bánh ngọt Habaychai (người Chăm) ;canh Sim lo,bún nước lèo,mắm Parhoc (người Khmer)...làm sắc hương châu thổ thêm đậm đà, bay xa, lan tỏa, níu lòng du khách

Tìm kiếm Blog này

GOOGLE SEARCHES